HPF - Sạch Ao Nuôi, Tôm Khỏe Mạnh
Bệnh nhiễm khuẩn trên tôm càng xanh

Bệnh nhiễm khuẩn trên tôm càng xanh

Ở Đông Nam Á, tôm càng xanh được ưa chuộng vì sự phát triển nhanh, thích ứng tốt, kích thước to và hương vị đặc biệt.

Bệnh vi khuẩn trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh được xem như vua của các loài tôm nước ngọt. Ảnh: Tép Bạc

Theo Báo cáo Tình hình Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Thế giới năm 2020, tôm nước ngọt khổng lồ đã trở thành loài được nuôi thường xuyên nhất trên thế giới vào năm 2020 và Tập đoàn IMARC dự đoán rằng thị trường tôm toàn cầu sẽ đạt 80 tỷ USD vào năm 2027.

Tuy nhiên, với việc tăng nhanh về các mô hình nuôi thâm canh và sử dụng nhiều vật tư trong quá trình nuôi, tôm càng xanh đang có xu hướng mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Kể từ khi nghề nuôi tôm càng xanh phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn liên quan quan đến việc gây chết hàng loạt và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ở tất cả các giai đoạn sống của tôm.

Ở tôm con và tôm trưởng thành

Ở tôm con và tôm trưởng thành, nhiễm khuẩn thường biểu hiện dưới dạng tổn thương ‘đốm đen’ trên vỏ của tôm; các tổn thương hoại tử, hắc tố, chủ yếu ở các phần phụ. Giống như ở các loài giáp xác khác, các tác nhân gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas và Bacillus có liên quan đến tỷ lệ chết ở tất cả các giai đoạn sống của tôm càng xanh.

Ngay cả khi tôm có thể được thu hoạch ngay khi phát hiện dấu hiệu chết hàng loạt, giá trị thương phẩm của chúng vẫn giảm do hình thức không đạt tiêu chuẩn. Aeromonas hydrophila có liên quan đến bệnh đốm đen ở tôm càng xanh. Các trường hợp lây nhiễm thực nghiệm với A. hydrophila và các loài khác, bao gồm A. veronii và A. caviae, đã được chứng minh là gây chết ở tôm.

Một số loài vi khuẩn khác có liên quan đến cơ trắng đục và mờ đục ở phần đầu ngực và phần bụng của tôm càng xanh. Hai loài Lactococcus: L. garvieae và L. lactis, cũng như Pseudomonas aeruginosa có liên quan đến các dấu hiệu lâm sàng này trong quá trình lây nhiễm thực nghiệm. L. garvieae và L. lactis lần đầu tiên được báo cáo cách nhau một thập kỷ liên quan đến tỷ lệ chết của tôm tại các ao nuôi ở Đài Loan, với tỷ lệ tử vong lần lượt là 30%–40% và 25%–60%.

Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp. được xác định là môi nguy cao đối với nghề nuôi tôm càng xanh tại thời điểm nghề này mới phát triểng. Huang và cộng sự. (1981) đã gây nhiễm thực nghiệm tôm với một chủng V. anguillarum và quan sát thấy tỷ lệ chết lên tới 100% với liều cao.

Trường hợp nhiễm Vibrio

Kể từ đó, nhiều trường hợp nhiễm Vibrio đã được báo cáo bao gồm cả V. vulnificus gây ra các tổn thương cục bộ màu nâu sẫm và hoại tử của các phần phụ, V. parahaemolyticus và V. cholerae, cả hai đều gây ra hiện tượng đổi màu đỏ ở tôm bị nhiễm bệnh, và V. alginolyticus gây chết ở tôm giai đoạn thương phẩm. Ấu trùng tôm càng xanh được cho là đặc biệt nhạy cảm với Vibrio spp. trong các trại giống.

Ma và cộng sự. (2020) cho thấy bốn loài Vibrio, với nhiều chủng của mỗi loài, phổ biến ở ấu trùng giai đoạn zoea trong trại giống đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn năng. V. parahaemolyticus, V. neocaledonicus, V. vulnificus và V. alginolyticus đều có khả năng gây chết ấu trùng ở một cách phụ thuộc vào liều riêng lẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ chết của ấu trùng tôm càng xanh ở các trại giống có thể là do sự đồng nhiễm của nhiều loài Vibrio và các vi khuẩn cơ hội khác. Các nghiên cứu trước đây cũng đã xác định được các loài Vibrio khác gây chết cho ấu trùng bao gồm V. harveyi và V. campbellii.

Khác so với Vibrio spp., nghiên cứu tương tự đã xác định Enterobacter và Bacillus có liên quan đến dấu hiệu suy nhược của tôm. E. cloacae trước đây được xác định là tác nhân gây chết ấu trùng zoea trong quá trình ương tôm càng xanh ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ chết vượt quá 50% ở các trại giống. Các trường hợp đều ghi nhận ấu trùng bị ảnh hưởng có biểu hiện giảm tăng trưởng và chết nhanh khi bị bắt bằng lưới.

Gần đây, Enterobacter cloacae được cho là có liên quan đến hội chứng chậm tăng trưởng hay còn gọi là hội chứng tôm sắt ở tôm càng xanh. Các báo cáo về E. cloacae ở động vật thủy sinh rất hiếm; tuy nhiên, vi khuẩn E. cloacae được phát hiện trong 100% số tôm tăng trưởng chậm được thu thập từ các trang trại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019. Việc thử nghiệm cảm nhiễm tôm bằng chủng phân lập E. cloacae đã tạo ra kiểu hình tăng trưởng chậm hơn, với tôm tăng trưởng chậm có kích thước nhỏ hơn đáng kể hơn tôm không bị cảm nhiễm.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 đã thử cảm nhiễm tôm càng xanh giống với Citrobacter freundii nhưng không tìm thấy dấu hiệu lâm sàng nào của bệnh hoặc tỷ lệ chết liên quan đến nhiễm khuẩn này.

Mặc dù vậy, một nghiên cứu năm 2022 cho thấy C. freundii có liên quan đến tỷ lệ chết ở tôm giống lên tới 30% ở các ao nuôi thương phẩm ở Trung Quốc, với những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng sau cảm nhiễm trong phòng thí nghiệm với vi khuẩn C. freundii được thấy trong môi trường nuôi.

Thông thường, tôm bị nhiễm C. freundii phát triển một bong bóng có đường kính 7mm dưới mai, biểu hiện giảm ăn, sụt cân và ít bơi lội. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhanh chóng dẫn đến tôm chết và lây lan bệnh sang các cá thể khác.

Sự khác biệt trong kết quả của hai nghiên cứu này có thể được giải thích là do các chủng khác nhau của cùng một loài vi khuẩn cho thấy khả năng gây bệnh khác nhau đối với vật chủ hoặc sự khác biệt về di truyền của vật chủ của tôm bị cảm nhiễm dẫn đến khả năng kháng khuẩn.

Nhiều bệnh nhiễm khuẩn ở tôm càng xanh dường như là bệnh cơ hội và gây ra bởi vi khuẩn có mặt khắp nơi trong môi trường nước và/hoặc được gọi là mầm bệnh (cơ hội) của các động vật thủy sinh khác.

Tuy nhiên, các vi khuẩn khác thường liên quan đến vật chủ cụ thể hơn. Spiroplasma eriocheiris, được mô tả gây bệnh trên cà ra Eriocheir sinensis của Trung Quốc, đã được xác định là mầm bệnh của tôm càng xanh trên khắp châu Á. S. eriocheiris, một loài nhuyễn thể có hình thái xoắn ốc đặc biệt, là tác nhân gây bệnh run rẩy ở cà ra, biểu hiện dưới dạng run kịch phát trước khi tử vong. Nhiễm Spiroplasma lần đầu tiên được xác định ở tôm càng xanh vào năm 2010 ở Trung Quốc. Chủng Spiroplasma này, tạm đặt tên là MR-1008, gây bệnh và gây chết ở cả ấu trùng, tôm giống và tôm thương phẩm. Các thử nghiệm cảm nhiễm tôm với chủng Spiroplasma MR-1008 dẫn đến tỷ lệ tử vong >80%.

Một ấn phẩm năm 2013 điều tra phản ứng protein ở tôm càng xanh đối với nhiễm Spiroplasma đã xác nhận rằng chủng MR-1008 là S. eriocheiris. Không có trường hợp nào nhiễm S. eriocheiris bên ngoài Trung Quốc cho đến năm 2015, khi tôm càng xanh bị nhiễm tự nhiên được phát hiện từ một ao ở Thái Lan với tỷ lệ tử vong cao bất thường. S. eriocheiris cũng đã được xác định ở quần thể tôm sông tự nhiên ở Bangladesh vào năm 2018 và 2019 bằng kỹ thuật phân tử và mô bệnh học.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây chết ở ấu trùng tôm he, nhưng cho đến gần đây người ta vẫn chưa biết liệu các loài tôm nước ngọt có thể bị ảnh hưởng hay không. AHPND, được WOAH liệt kê vào năm 2017, là do một chủng Vibrio parahaemolyticus có độc tính cao bằng cách tiếp nhận các plasmid mã hóa độc tố PirAVp/PirBVp (VPAHPND).

Ba nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến ảnh hưởng của việc nhiễm AHPND trên tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau. Ấu trùng tôm được chứng minh là có tỷ lệ chết phụ thuộc vào liều trong thí nghiệm cảm nhiêm, với liều cao gây ra tỷ lệ tử vong 100% sau 36 h. Ấu trùng post dường như có khả năng kháng VPAHPND.

Tuy nhiên, chúng có thể có tiềm năng trở thành vật trung gian mang mầm bệnh cho các loài khác thường được nuôi cùng nhau hoặc ở gần nhau, và như trong ví dụ về C. freundii ở trên, có thể là do di truyền của vật chủ của tôm bị nhiễm bệnh tạo ra khả năng kháng nhiễm. Mặc dù ấu trùng postlarvae có vẻ chống chịu VPAHPND, Pudgerd et al. (2021) đã chứng minh rằng tôm càng xanh thương phẩm có thể bị nhiễm VPAHPND bằng cách tiêm cơ và có tỷ lệ chết phụ thuộc vào liều lượng vi khuẩn.

Đăng ngày 09/10/2023
L.X.C

Bài viết liên quan

HPF công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản phẩm vi sinh nuôi trồng thủy sản

HPF là một doanh nghiệp nổi bật trong ngành cung cấp các sản phẩm vi sinh cho ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm. Với sự thành lập từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết, HPF cam kết cung cấp các giải pháp vi sinh không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và bền vững cho môi trường.

Một số điểm nổi bật của HPF

Các sản phẩm của HPF

Chế phẩm vi sinh HPF

HPF cung cấp đa dạng các sản phẩm vi sinh mang thương hiệu BetterAwateck bao gồm:

Hệ thống chế phẩm vi sinh chất lượng cao của Công ty TNHH Hưng Phú SGN (HPF) được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong ngành nuôi tôm. Các chế phẩm vi sinh của HPF được phát triển nhằm cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức khỏe của tôm và hỗ trợ hệ sinh thái ao nuôi một cách bền vững.

Đặc điểm chế phẩm vi sinh HPF

Đa dạng các loại vi sinh vật có lợi: Các chế phẩm thường chứa nhiều loại vi sinh vật có lợi khác nhau, bao gồm các vi khuẩn phân giải nitrit, nitrat, và các chất hữu cơ, cũng như các loại vi sinh vật khác giúp cân bằng hệ sinh thái ao.

Công nghệ sinh học tiên tiến: HPF sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến để phát triển chế phẩm, đảm bảo hiệu quả cao trong điều kiện ao nuôi và có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến động.

Dễ dàng sử dụng và bảo quản: Chế phẩm thường được sản xuất dưới dạng bột hoặc viên nén, dễ dàng hòa tan trong nước và có thể bảo quản lâu dài mà không mất tác dụng.

An toàn cho môi trường và sinh vật nuôi: Các sản phẩm của HPF được kiểm nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho tôm và các sinh vật trong ao, cũng như thân thiện với môi trường xung quanh.

Lợi ích khi sử dụng chế phẩm vi sinh HPF

Cải thiện chất lượng nước: Giúp làm sạch nước và giảm lượng chất độc hại như amoniac và nitrit, từ đó cải thiện môi trường sống của tôm.

Tăng cường sức khỏe cho tôm: Vi sinh vật có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch của tôm, giảm tỷ lệ hao hụt do bệnh tật.

Phân hủy chất thải hữu cơ: Giúp phân hủy các chất thải hữu cơ, giảm lượng bùn đáy ao, từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh mầm bệnh.

Hỗ trợ bền vững cho hệ sinh thái: Qua việc duy trì cân bằng sinh thái, chế phẩm vi sinh của HPF giúp ao tôm phát triển một cách bền vững, giảm cần sử dụng hóa chất và các chất xử lý môi trường khác.

Hệ thống lọc tuần hoàn HPF

Hệ thống lọc tuần hoàn chất lượng cao của Công ty TNHH Hưng Phú SGN (HPF) là một giải pháp công nghệ tiên tiến, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu về việc duy trì chất lượng nước ở mức cao trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hệ thống lọc tuần hoàn của HPF:

Đặc điểm của Hệ thống Lọc tuần hoàn HPF

Hiệu quả lọc cao: Hệ thống sử dụng các công nghệ lọc tiên tiến để loại bỏ tạp chất, chất hữu cơ, và các nguyên liệu gây ô nhiễm khác ra khỏi nước, giúp nước trong ao tôm luôn sạch và trong.

Tiết kiệm nước: Với khả năng lọc và tái sử dụng nước hiệu quả, hệ thống giúp giảm lượng nước cần thiết cho việc thay mới, từ đó giảm thiểu chi phí và ảnh hưởng tới môi trường.

Giảm rủi ro dịch bệnh: Sự ổn định của chất lượng nước do hệ thống lọc tuần hoàn mang lại giúp hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh, bảo vệ đàn tôm khỏi các nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh.

Dễ dàng quản lý và vận hành: Hệ thống được thiết kế để dễ dàng vận hành và bảo trì, phù hợp với nhiều quy mô ao nuôi từ nhỏ đến lớn.

Tích hợp công nghệ thông minh: HPF có thể tích hợp các giải pháp công nghệ thông minh như cảm biến tự động để giám sát và điều chỉnh chất lượng nước, giúp quản lý ao tôm hiệu quả hơn mà không cần sự can thiệp thường xuyên của con người.

Lợi ích khi sử dụng Hệ thống Lọc tuần hoàn HPF

Cải thiện chất lượng và sản lượng tôm: Việc duy trì một môi trường nước sạch và ổn định giúp tôm phát triển tốt hơn, giảm tỷ lệ hao hụt và tăng tổng sản lượng.

Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu việc sử dụng nước mới và xả thải ra môi trường giúp ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước tự nhiên.

Tối ưu chi phí: Dù chi phí ban đầu có thể cao, nhưng việc sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn có thể giúp tiết kiệm chi phí dài hạn thông qua việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc trị bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng chế phẩm vi sinh của HPF trong dự án nuôi trồng thủy sản của mình, hãy liên hệ trực tiếp với HPF để nhận được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn về cách sử dụng và các lợi ích mà chế phẩm có thể mang lại. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa quy trình nuôi trồng mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững

Khám phá sự kết hợp mạnh mẽ giữa Digital CRM và Digital Marketing

HPF đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững

HPF luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những giải pháp nuôi trồng thủy sản hiệu quả, an toàn và bền vững

HPF được thành lập bởi đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thế mạnh là sản phẩm vi sinh cao cấp dành cho ngành nuôi trồng thủy sản. Kết hợp lắp đặt, bảo trì các hệ thống nuôi trồng thủy sản: RAS, Aquaponics, Hệ thống lọc hồ cá Koi.

HPF đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững 4.9 5 9668
CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚ SGN HPF đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững
0982467092 customer service VN Vietnamese
HPF đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững 0982467092 5.000.000 VND - 100.000.000 VND
19/4Q Tô Ký, Ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 70000 VN VN
10.876189637600293 106.61269097116485
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

HPF là gì ?

CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚ SGN - HPF.VN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm vi sinh cao cấp dành cho ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.

Lợi ích khi làm việc với HPF là gì ?

CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚ SGN - HPF.VN được thành lập bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết, HPF luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những giải pháp vi sinh hiệu quả, an toàn và bền vững. Khách hàng hợp tác với HPF sẽ nhận được lợi ích từ việc áp dụng các giải pháp và sản phẩm tiên tiến, hiệu quả chi phí.

Những điểm nổi bật của HPF ?

Dựa trên những kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chế phẩm vi sinh nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm. HPF có các điểm nổi bật sau:
  • Chuyên môn cao: Sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu và thách thức trong ngành nuôi tôm giúp HPF phát triển các sản phẩm phù hợp và hiệu quả.
  • Sản phẩm an toàn và bền vững: Việc cam kết cung cấp các sản phẩm an toàn cho tôm và thân thiện với môi trường là một lợi thế quan trọng, giúp tăng cường uy tín của HPF trong ngành.
  • Nghiên cứu và phát triển: HPF có thể đang đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm của họ luôn đi đầu về công nghệ và hiệu quả.
  • Hỗ trợ khách hàng: Công ty cung cấp hỗ trợ tư vấn và dịch vụ khách hàng tận tâm, giúp người nuôi tôm áp dụng các giải pháp vi sinh một cách hiệu quả nhất.

Các sản phẩm vi sinh của HPF ?

HPF cung cấp đa dạng các sản phẩm vi sinh mang thương hiệu BetterAwateck bao gồm:
  • Vi sinh xử lý nước: Giúp cải thiện chất lượng nước, phân hủy chất hữu cơ, xử lý khí độc, kích thích phát triển tảo, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.Phân hủy bùn đáy, giảm thiểu khí độc H2S, NH3, NO2, tạo môi trường ao nuôi tốt hơn cho tôm.
  • Vi sinh tăng cường Enzyme: đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong ao nuôi ,giúp quá trình phân hủy diễn ra liên tục và hiệu quả.Từ đó làm sạch nước,sạch đáy và sạch nhớt bám bạt.
  • Men đường ruột: Là nhóm vi sinh có khả năng tiết enzyme tiêu hóa cao và có khả năng đối kháng tốt các với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột,đặc biệt nhóm Vibro gây bệnh phân trắng.

HPF cung cấp hệ thống lọc tuần hoàn chất lượng cao ?

HPF cung cấp các hệ thống lọc tuần hoàn cho ngành nuôi trồng thủy sản:
  • Hệ thống RAS: Là một hệ thống nuôi trồng thủy sản sử dụng nước được tái sử dụng liên tục. Hệ thống này sử dụng các bộ lọc và các thành phần khác để làm sạch nước và loại bỏ chất thải. Nước sau đó được đưa trở lại bể nuôi để sử dụng lại.
  • Hệ thống lọc nước Aquaponics: Là một hệ thống sinh thái khép kín kết hợp nuôi trồng thủy sản (nuôi cá, tôm, ốc) và thủy canh (trồng rau) trong một môi trường cộng sinh. Hệ thống này tận dụng chất thải từ bể nuôi thủy sản để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời cây trồng giúp lọc sạch nước cho bể nuôi.
  • Hệ thống lọc hồ cá KOI: Hệ thống lọc là một phần quan trọng của bất kỳ hồ cá Koi nào. Nó giúp giữ cho nước sạch và khỏe mạnh cho cá của bạn. Có ba loại hệ thống lọc chính được sử dụng cho hồ cá Koi: Lọc cơ học; Lọc sinh học; Lọc hóa học

Sản phẩm vi sinh là gì ?

Sản phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm là các chế phẩm bao gồm vi khuẩn hoặc các vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện chất lượng môi trường nước, phân hủy chất thải hữu cơ, và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

Lợi ích chính của việc sử dụng sản phẩm vi sinh trong nuôi tôm là gì ?

Lợi ích bao gồm việc giảm tải ô nhiễm trong ao tôm, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho tôm, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, và tăng hiệu suất sử dụng thức ăn.

Cách sử dụng sản phẩm vi sinh trong ao tôm như thế nào ?

Sản phẩm thường được rải đều trực tiếp vào ao hoặc hòa tan trong nước rồi mới rải, tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc sử dụng có thể định kỳ hoặc khi cần thiết, chẳng hạn như sau khi thay nước hoặc sau khi xử lý bệnh.

Khi nào nên bắt đầu sử dụng vi sinh trong ao nuôi tôm ?

Vi sinh thường được sử dụng ngay từ khi bắt đầu vụ nuôi, để thiết lập một hệ sinh thái lành mạnh ngay từ đầu. Ngoài ra, vi sinh cũng có thể được sử dụng như một biện pháp khắc phục khi có dấu hiệu của bệnh tật hoặc suy giảm chất lượng nước.

Có cần phải ngưng sử dụng vi sinh trước khi thu hoạch tôm không ?

Không cần thiết phải ngưng sử dụng vi sinh trước khi thu hoạch vì các chế phẩm vi sinh là an toàn và thân thiện với môi trường. Chúng không gây hại cho tôm hoặc người tiêu dùng.

Vi sinh có thể giúp giảm chi phí trong nuôi tôm không ?

Có, bởi việc sử dụng vi sinh có thể giúp cải thiện sức khỏe tôm, giảm tỷ lệ hao hụt, và tăng tỷ lệ sống sót, từ đó giảm chi phí điều trị bệnh và cải thiện tỷ lệ tăng trưởng của tôm.

Sản phẩm vi sinh có thể phối hợp với các biện pháp xử lý khác không ?

Có, sản phẩm vi sinh thường được phối hợp với các biện pháp khác như xử lý nước, sử dụng men vi sinh, và quản lý thức ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vi sinh trong ao tôm là gì ?

Các chỉ tiêu có thể bao gồm chất lượng nước (như độ pH, oxy hòa tan, nồng độ amoniac), tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, và tỷ lệ thức ăn.

Làm thế nào để lựa chọn sản phẩm vi sinh phù hợp ?

Nên chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ thông tin về thành phần vi sinh và có hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng. Ngoài ra, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành cũng rất hữu ích.

Có những rủi ro nào khi sử dụng vi sinh không đúng cách ?

Sử dụng không đúng cách có thể không mang lại hiệu quả mong muốn hoặc thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm. Việc lạm dụng hoặc sử dụng quá liều có thể gây ra mất cân bằng sinh học trong ao nuôi.